Các lỗi thường gặp biến tần Fuji

GL Commerce chuyên sửa chữa biến tần Fuji các loại như: Fuji Frenic – 5000, Fuji Frenic – mini, Fuji Frenic – multi, Fuji Frenic – eco, Fuji Frenic – mega, Fuji Frenic – lift, Fuji Frenic – HVAC, Fuji Frenic – Aqua, ….
Trong quá trình sửa chữa chúng tôi tổng hợp một số mã lỗi biến tần Fuji thường gặp:
1. Overcurrent (Lỗi quá dòng) OC 1: Lý do và cách kiểm tra biến tần

– Ngõ ra bị ngắn mạch: Tháo terminal (U, V, W) từ ngõ ra của Biến tần, kiểm tra điện trở giữa các pha, kiểm tra khi điện trở quá thấp.
– Mất mass từ ngõ ra của biến tần: Tháo terminal (U, V, W) từ ngõ ra của biến tần, kiểm tra bằng đồng hồ MegaOhm
– Tải quá nặng: Kiểm tra dòng của động cơ với thiết bị kiểm tra, ghi lại dạng tín hiệu. Sử dụng các thông tin để phán xét nếu dòng tải lớn hơn thiết kế. Nếu tải quá nặng thì thay biến tần cấp lớn hơn.
– Thời gian tăng tốc hay giảm tốc quá ngắn: Kiểm tra khởi động của động cơ có đủ moment trong suốt quá trình tăng tốc hay giảm tốc hay không.
– Tín hiệu nhiễu lớn: Kiểm tra lắp đặt biến tần sao cho phù hợp với điều kiện môi trường làm việc
– Cài đặt thông số động cơ không hợp lệ: Kiểm tra hàm thông số động cơ
2. Overvoltage (Lỗi quá áp) – OV 1: Lý do và cách kiểm tra biến tần
– Nguồn vào lớn hơn so với thông số của động cơ: Kiểm tra điện áp ngõ vào
– Có một xung nhiễu tác động vào nguồn: Nguồn cung cấp bởi tụ lọc khi được tắt hoặc mở hoặc khi thyristor đóng ngắt có thể gây nhiễu cho nguồn vào.
– Thời gian giảm tốc quá ngắn kết hợp với tải: Tính lại thời gian hãm từ thông số tải và mômen hãm.
– Tải trọng quá nặng: So sánh mômen hãm của tải với biến tần, chọn điện trở xả nhỏ gắn vào biến tần.
– Không kết nối được với điện trở: Kiểm tra điện trở hãm gắn vào biến tần có đúng hay không.
3. Undervoltage (Lỗi bảo vệ thấp áp) – LU: Lý do và cách kiểm tra biến tần
– Lỗi tức thời: reset lại máy
– Điện áp của nguồn không đúng với thông số của biến tần: Kiểm tra ngõ vào
– Mạch nguồn bị lỗi hay kết nối bị lỗi: Kiểm tra ngõ vào ra
– Sụt áp do có tải bên ngoài: Kiểm tra điện áp ngõ vào và kiểm tra biến thiên của điện áp.
– Dòng khởi động của động cơ làm cho sụt áp nguồn vì nguồn điện không đủ: Kiểm ra điện áp ngõ vào , kiểm tra tụ
4. Input phase loss (Lỗi mất pha vào) – L in: Lý do và cách kiểm tra biến tần
– Dây nguồn vào bị đứt: kiểm tra ngõ vào
– Vít terminal của mạch nguồn và biến tần chưa được vặn chặt
– Mất cân bằng giữa ba pha hay điện áp ba pha quá lớn: Kiểm tra điện áp ngõ vào
– Quá tải thường xuyên xảy ra: Kiểm tra độ gợn sóng của mạch chỉnh lưu.
5. Cooling fan overheat (Bảo vệ quá nhiệt) – OH1: Lý do và cách kiểm tra biến tần
– Nhiệt độ của biến tần vượt quá nhiệt độ cho phép: kiểm tra nhiệt độ xung quanh biến tần
– Cửa thông gió bị đóng nghẽn: Làm sạch biến tần
– Thời gian làm việc của quạt làm mát vượt quá mức bình thường, hay quạt làm mát bị lỗi
– Tải quá nặng
6. External alarm (lỗi ngoại vi) OH2: Lý do và cách kiểm tra biến tần
– Hàm báo lỗi của thiết bị bên ngoài:
– Lỗi kết nối hoặc cài đặt sai
7. Inverter inside overheat (Quá nhiệt bên trong biến tần) OH3:
– Nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn cho phép của biến tần
8. Motor protection OH4
– Hệ thộng quạt làm mát
9. Tuning error (lỗi do nối đầu ra) ER7
– Mất pha kết nối giữa biến tần và động cơ
– Công suất định mức của động cơ không tương thích với biến tần
– Dòng quá tải bị trôi.
Trong quá trình sử dụng biến tần, khi gặp các lỗi có bảng mã như trên hoặc mã mới không có trong bảng mã, hãy liên hệ với chúng tôi những kỹ thuật viên chuyên nghiệp để việc sản xuất và kinh doanh của các bạn không bị ảnh hưởng.

Chúng tôi nhận sửa chữa biến tần tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ… và các tỉnh miền bắc. Hỗ trợ kỹ thuật 24/7
Địa chỉ: Thôn Thiện kế, xã Thiện Kế, huyện Bình xuyên, Vĩnh Phúc
Hotline: 02113.555.688
Gmail: contact@glcommerce.com.vn